GIẢI ĐÁP CHƯƠNG TRÌNH EB-3

THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH

Định nghĩa: EB-3 (Employment-Based Third category) là chương trình định cư Mỹ thông qua việc làm được bảo lãnh bởi công ty có nhu cầu tuyển dụng nhân sự. EB-3 có 03 hạng công việc như sau:

  • Lao động lành nghề (Skilled Worker)
  • Chuyên gia (Professional)
  • Lao động phổ thông (*) (Unskilled worker)

Tất cả những diện kể trên đều phải dựa trên sự tuyển dụng & bảo lãnh của một doanh nghiệp uy tính tại Mỹ. Đây là chương trình định cư đã được thông qua của Luật Di trú Mỹ năm 1990 và là một trong những phương thức phổ biến được người nước ngoài sử dụng để nhận Thẻ Xanh (Thường Trú Nhân Mỹ). Mục đích của định cư lao động Mỹ EB-3 được ban hành nhằm cung cấp lao động nước ngoài cho đất nước tại những nơi nguồn lao động bản xứ không đủ để đáp ứng nhu cầu hoặc những ngành nghề đang thiếu hụt lao động.

Tìm hiểu chi tiết tại website chính phủ Tại đây

Thông qua chương trình định cư EB-3, công dân sẽ được hưởng những quyền lợi như sau:

  • Có việc làm với hợp đồng dài hạn ngay khi sang Mỹ cùng những phúc lợi tốt: môi trường làm việc bình đẳng, thân thiện; cơ sở vật chất hiện đại; mức thu nhập ổn định; hưởng bảo hiểm y tế và bảo hiểm lao động theo luật lao động Mỹ.
  • Bản thân và vợ/chồng, con <21 tuổi độc thân được cấp Thẻ Xanh (Thường Trú Nhân) ngay khi tới Mỹ.
  • Miễn học phí cho con đến hết cấp phổ thông theo đạo luật giáo dục của Mỹ.
  • Hưởng đầy đủ các quyền lợi về y tế, giáo dục, xã hội của một công dân Mỹ (trừ quyền bầu cử).
  • Xuất nhập cảnh Mỹ không cần visa khi có Thẻ Xanh.
  • Được mang 2 quốc tịch và có thể xin nhập tịch hoặc bảo lãnh cho người thân khi đủ điều kiện

EB-3 Unskilled Worker là công việc lao động phổ thông nên cần sức khoẻ tốt và có thể chịu được áp lực trong môi trường nhà xưởng sản xuất. Ngoài ra, số lượng hồ sơ tham gia chương trình EB-3 cũng tương đối lớn nên thời gian xử lý trung bình khoảng 3-5 năm, do đó khách hàng cần kiên nhẫn chờ đợi.

Chương trình định cư EB-3 dành cho tất cả mọi đối tượng chưa có thường trú hoặc quốc tịch Mỹ. Ngoài ra, để tạo lợi thế trong tiến trình ứng tuyển việc làm và nộp các hồ sơ cho các cơ quan chính phủ, ứng viên cần đảm bảo thêm một số tiêu chí sau:

  • Nằm trong độ tuổi từ 18 – 55 tuổi (*)
  • Hồ sơ lý lịch trong sạch, không có án tích, chưa từng bị trục xuất hoặc có lịch sử lưu trú bất hợp pháp tại quốc gia nào.(**)
  • Sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm, đủ khả năng lao động tại môi trường làm việc cường độ cao ở Mỹ.
  • Phải làm công việc toàn thời gian dài hạn cho công ty của Mỹ, không phải lao động thời vụ hoặc bán thời gian.

(*) Nếu ứng viên trên 55 tuổi nhưng vẫn đảm bảo sức khoẻ làm việc thì vẫn có thể tham gia.

(**) Nếu ứng viên là Đảng Viên Đảng Cộng Sản hoặc có lịch sử Đảng Viên thì khả năng cao sẽ bị từ chối nhập cư vào Mỹ theo chính sách của quốc gia này.

Để tránh người nhập cư mang mầm bệnh tới quốc gia của mình, Mỹ sẽ cấm nhập cảnh đối với những người có bệnh như sau:

  • Lao phổi (Tuberculosis).
  • Hạ cam (Chancroid).
  • Bệnh lậu (Gonorrhea).
  • Bệnh hoa liễu, u hạt bẹn (Granuloma inguinale).
  • Bệnh hủi (Leprosy, infectious).
  • Bệnh lây qua đường tình dục (Lymphogranuloma venereum).
  • Bệnh giang mai vào thời kì truyền nhiễm (Syphilis, infectious stage).

Và một vài bệnh truyền nhiễm khác như sau:

  • Dịch tả (Cholera).
  • Những bệnh dính đến phong đòn gánh, bạch hầu, ho gà (Diphtheria).
  • Dịch hạch (Plague).
  • Đậu mùa (Smallpox).
  • Sốt vàng da (Yellow fever).
  • Bệnh sốt xuất huyết (VHFs).
  • Hô hấp cấp tính (Severe acute respiratory – SARS).
  • Cảm cúm có thể lây lan thành dịch (Flu that can cause a pandemic).

*Lưu ý:

  • Kể từ ngày 4/1/2010, bệnh HIV/AIDS không còn nằm trong danh sách những bệnh không được nhập cảnh Mỹ.
  • Bệnh viêm gan siêu vi B và C không nằm trong những bệnh truyền nhiễm bị cấm định cư Mỹ.
  • Người được bảo lãnh định cư Mỹ nếu mắc phải một trong số những bệnh không được định cư Mỹ kể trên sẽ không được cấp visa. Nhưng để được cấp visa, người được bảo lãnh phải chữa dứt bệnh, thời gian chữa bệnh tùy theo loại bệnh và địa điểm điều trị của đương đơn.
  • Danh sách bệnh có thể thay đổi theo thời gian dựa trên chinh sách của cơ quan có thẩm quyền

Tất cả công việc tuyển dụng EB-3 Unskilled Workers là lao động phổ thông nên nhà tuyển dụng/hãng bảo lãnh sẽ KHÔNG yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm liên quan – bằng cấp – tiếng anh.

Hồ sơ định cư Mỹ EB-3 diện Unskilled Workers không yêu cầu bằng cấp tiếng anh. Tuy nhiên, để thuận tiện cho quá trình sinh sống và làm việc tại Mỹ sau này, quý khách hàng nên chuẩn bị cho mình nên tảng tiếng anh để giao tiếp để có thể thích nghi với cuộc sống mới tại nước Mỹ.

Theo quy định tại INA 212(a)(3)(D) của Mỹ, các thành viên đang tham gia Đảng Cộng Sản thì sẽ không được nhập cư vào nước Mỹ. Với các thành viên đã từng tham gia thì sẽ cần chứng minh với viên chức xét duyệt hồ sơ là mình đã ra khỏi tổ chức:

  • 2 năm kể từ ngày nộp đơn di trú, hoặc
  • 5 năm kể từ ngày nộp đơn di trú nếu thuộc Đảng cai trị toàn quyền của một quốc gia.

Tìm hiểu chi tiết tại website chính phủ Tại đây

Ngoài các khoản phí phải đóng cho chính phủ để xử lý các đơn, văn bản liên quan, thì người tham gia chương trình có thể phải chi trả thêm các khoản phí liên quan đến tư vấn, luật sư (tạm gọi là professional fee). Mỗi đơn vị tư vấn di trú sẽ có professional fee riêng cho từng trường hợp, vì vậy người tham gia cần liên hệ trực tiếp với L’eagle Blue để được tư vấn kĩ về chương trình và chi phí liên quan.

Khi thực hiện hồ sơ tại L’eagle Blue khách hàng sẽ không cần thanh toán hết chi phí trong một lần, mà thanh toán theo từng tiến độ hoàn thành của hồ sơ.

Phí chính phủ / phụ phí là các khoản phí mà người nộp đơn cần nộp cho các cơ quan liên quan để tiến hành xử lý, xét duyệt các đơn hoặc thủ tục liên quan. Ví dụ: phí xét duyệt đơn di trú I-140 sẽ là 700$/hồ sơ và được USCIS thu không hoàn lại (dù kết quả được duyệt hay từ chối). Các phí này được công bố rộng rãi trại các trang web của các cơ quan liên quan.

  1. Trong trường hơp hồ sơ của khách hàng không thành công do các nguyên nhân chủ quan như: Vấn đề sức khỏe không đáp ứng, lý lịch tư pháp không rõ.. Thì L’eagle Blue rất tiếc không thể hoàn các chi phí professional fee của chúng tôi.
  2. Trong Trong trường hơp hồ sơ của khách hàng không thành công do các nguyên nhân từ phía L’eagle Blue (ví dụ: điền sai thông tin, xót giấy tờ hồ sơ…): L’eagle Blue sẽ chịu trách nhiệm bổ sung các thủ tục cần thiết, hoặc sẽ bồi hoàn các khoản thiệt hại hoặc phát sinh (nếu có) sau khi có quyết định chính thức từ các cơ quan liên quan.

Quý khách hàng đang có visa du lịch/du học Mỹ hay còn gọi là Temporary Visa, có thể qua Mỹ hoặc đang ở Mỹ hợp pháp có thể tham gia chương trình EB-3 bằng hình thức chuyển diện theo định của USCIS. Quy trình này có thể rút ngắn thời gian làm hồ sơ cho đương đơn với quy trình nộp mẫu đơn I-485 để điều chỉnh tình trạng tại Mỹ.

Tùy vào lý do và loại visa đã bị từ chối trước đó mà người nộp đơn có thể tham gia lại chương trình EB-3 hoặc không. Cần cung cấp đầy đủ và trung thực các hồ sơ đã bị từ chối trước đó để được L’ealge Blue tư vấn chính xác.

Con cái dưới 21 tuổi và độc thân được đi theo cùng đương đơn. Đương đơn và con cái cần chứng mình mối quan hệ thông qua giấy khai sinh hợp pháp.

Chương trình EB-3 giúp đương đơn và người phụ thuộc đi cùng nhận Thẻ Xanh (Thường Trú Nhân) khi tới Mỹ. Trường Trú Nhân tại Mỹ được phép là bất kì công việc hợp pháp nào tại Mỹ mà không bị giới hạn.

L’eagle Blue sẽ hỗ trợ gia đình trong việc tìm chổ ở khi mới qua Mỹ, hoặc gia đình có thể chủ động tìm chổ ở thông qua các kênh cho thuê nhà online như Airbnb hoặc các cộng đồng đồng hương tại Mỹ.

THÔNG tin công việc

Unskilled Worker thuộc chương trình định cư việc làm EB-3 là các loại công việc phổ thông, yêu cầu ứng viên có dưới 2 năm đào tạo liên quan hoặc không qua đào tạo. Các công việc này không đủ nhân công phù hợp hợp tại Mỹ để làm việc và phải đáp ứng được các yêu cầu để xin được chứng nhận lao động PERM/LC nếu người lao động nước ngoài muốn ứng tuyển.

Hiện nay L’ealge Blue có thể giới thiệu ứng viên ứng tuyển vào 11 hãng với loại công việ lao động phổ thông như sau:

1. Nhóm ngành ẩm thực:

  • Hãng Sản Xuất Cá
  • Hãng Sản Xuất Thịt Bò
  • Hãng Sản Xuất Hạt Pecan
  • Hãng Sản Xuất Thị Gà

2. Nhóm ngành công nghiệp:

  • Hãng Vận Hành Nhà kho
  • Hãng Sản Xuất Nhôm
  • Hãng Xi Mạ Kim Loại
  • Hãng Sản Xuất Phụ Tùng
  • Hãng Dịch Vụ Rửa xe
  • Hãng May Gia Công

Những tiểu bang hiện tại L’eagle Blue có công việc bao gồm:

  • Bang Georgia (GA)
  • Bang Texas (TX)
  • Bang North Carolina (NC)
  • Bang Alabama (AL)

Được, các ứng viên có thể chọn ứng tuyển vị trí công việc tại các hãng mình muốn. Chỉ các ứng viên phù hợp được nhận thì hãng bảo trợ sẽ đứng ra để nộp xin PERM/LC (Chứng nhận lao động) và đơn bảo lãnh I-140 cho ứng viên đó.

Mức lương cho các công việc lao động phổ thông thay đổi theo thời gian và khác nhau giữa các hãng và các bang. Có thể dao động trung bình từ 10$ – 18$/giờ.

Tìm hiểu chi tiết tại website chính phủ Tại đây

Hiện tại L’eagle Blue chưa có các đói tác tuyển dụng nào khác ngoài các hãng trên.

Tiêu chí hãng tuyển dụng & bảo lãnh của L’eagle Blue:

  • Tất cả hãng đều hoạt động ít nhất 5 năm trở lên, trong 2-3 năm gần nhất đều có báo cáo lợi nhuận cao hàng năm.
  • Tất cả hãng đều có số lượng nhân viên đang làm việc tại công ty bảo trợ cao.
  • Các hãng đều hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thiết yếu cho người Mỹ (thực phẩm, các sản phẩm thiết yếu, công nghiệp, kho xưởng…) không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, thiên tai bão lũ
  • Các hãng đều chứng minh được mục đích và khả năng bảo trợ cho người lao động nước ngoài sang Mỹ làm việc

Tất cả hãng bảo trợ đều mong muốn ứng viên gắn bó lâu dài với công việc được tuyển.

Trường hợp này rất khó xảy ra và nằm ngoài trách nhiệm của L’ealge Blue, nhưng nếu có L’eagle Blue cung cấp cho khách hàng 2 cách giải quyết:

  1. Nếu quý khách muốn tiếp tục tham gia chương trình L’eagle Blue sẽ thực hiện tìm một công ty bảo trợ khác.
  2. Nếu quý khách không muốn tiếp tục tham gia chương trình L’eagle Blue sẽ hoàn lại một phần chi phí sau khi đã trừ đi các chi phí đã phát sinh.

Quy trình hồ sơ chương trình

Một hồ sơ theo chương trình EB-3 sẽ trải qua rất nhiều thủ tục. Tổng thời gian hoàn tất các thủ tục phụ thuộc vào tình hình xử lý hồ sơ của các cơ quan liên quan và có thể kéo dài từ 2-4 năm.

Tìm hiểu chi tiết tại website chính phủ Tại đây

Tỉ lệ này rất ít xảy ra (chỉ khoảng 5% -10%), tuy nhiên L’eagle Blue cung cấp cho quý khách hàng 2 cách giải quyết:

  1. L’eagle Blue có thể tìm một công ty/hãng bảo trợ khác để tiến hành ứng tuyển và thực hiện lại.
  2. Nếu quý khách không muốn tiếp tục tham gia chương trình L’eagle Blue sẽ hoàn lại chi phí liên quan đến bước này.
  • Nếu hồ sơ nộp qua hình thức tại Việt Nam, ứng viên sẽ phỏng vấn tại Lãnh Sự Quán Mỹ tại TP. Hồ Chí Minh.
  • Nếu hồ sơ nộp qua hình thức chuyển diện tại Mỹ, ứng viên có thể được mời phỏng vấn tại văn phòng USCIS

Theo quy định, không một cá nhân tổ chức nào được phép đảm bảo 100% sự thành công của tất cả hồ sơ di trú Mỹ. Vì vậy vẫn có một tỉ lệ rất nhỏ ứng viên có thể không vượt qua buổi phỏng vấn. Tuỳ vào trường hợp và L’eagle Blue và cộng sự luật sư sẽ hồ trợ khách hàng bổ sung hoặc kháng cáo các quyết định.

Sau khi được cấp visa định cư và nộp phí phát hành Thẻ Xanh (220$/thẻ/người) thì USCIS sẽ phát hành Thẻ Xanh và gửi đến tại địa chỉ đăng ký tại Mỹ cho người nhập cư.

Hoàn toàn có thể nếu người có thẻ xanh vi phạm các quy định.

Có rất nhiều điều kiện để có thể nộp đơn thi Quốc Tịch Mỹ, một số điều kiện cơ bản bao gồm:

  • Đủ 18 tuổi trở lên
  • Chứng minh rằng bạn đã cư trú liên tục tại Hoa Kỳ trong ít nhất 2,5 trong thời gian đủ điều kiện 5 năm
  • Có thể đọc, viết và nói tiếng Anh
  • Chứng tỏ bạn là người có tư cách đạo đức tốt
  • Thể hiện kiến ​​thức về lịch sử và chính phủ Hoa Kỳ
  • Thể hiện lòng trung thành với các nguyên tắc của Hiến pháp Hoa Kỳ
  • Tuyên thệ trung thành

Hiện tại có 2 hình thức để tham gia Chương trình định cư Mỹ EB-3 diện lao động như sau:

1. Hồ sơ truyền thống (làm từ Việt Nam)

  • Áp dụng cho các đối tượng chưa có Visa Mỹ
  • Phù hợp công dân Việt Nam
  • Thời gian chờ xử lí hồ sơ 3-5 năm

2. Hồ sơ chuyển diện (Áp dụng cho khách hàng có thể qua Mỹ được HOẶC đang ở MỸ hợp pháp)

  • Áp dụng cho các đối tượng có Visa Mỹ du lịch/ du học có thể qua Mỹ được
  • Phù hợp cho những bạn có Visa F1/B1/B2/J1/M1
  • Thời gian chờ xử lí hồ sơ có thể rút ngắn còn 2-2,5 năm

Tuy nhiên thời gian thực tế có thể thay đổi so với tình hình xử lý các đơn của các cơ quan liên quan.

1. Địa chỉ khám sức khỏe do Lãnh Sự Quán Mỹ chỉ định tại Việt Nam gồm có:

Thành Phố Hồ Chí Minh

  • Bệnh viện Chợ Rẫy (CRH), Khoa khám xuất cảnh – Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5
  • Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM) – Địa chỉ: 1B Phạm Ngọc Thạch, Quận 1
  • Trung tâm Kiểm Dịch Thành Phố Hồ Chí Minh: – Địa chỉ: 40 Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận

Hà Nội

  • Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) –Hà Nội – Địa chỉ: Tầng 23, Tòa nhà 72 tầng Keangnam Hanoi Landmark, đường Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm

2. Chi phí khám sức khỏe định cư Mỹ được tính như sau:

  • Người lớn: 6.286.000 VNĐ ( gần 275 USD)
  • Trẻ em 2 – 14 tuổi: 5.486.000 VNĐ (gần 240 USD)
  • Trẻ em nhỏ hơn 2 tuổi: 3.772.000 VNĐ (gần 165 USD)

1. Hiện tại có 2 cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp là: Sở Tư pháp và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

Các trường hợp xin cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp:

  • Công dân Việt Nam đang thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam
  • Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài
  • Người nước ngoài đang cư trú ở Việt Nam

Các trường hợp xin cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia:

  • Công dân Việt Nam không xác định được nơi thường trú hoặc tạm trú
  • Người nước ngoài đã cư trú ở Việt Nam

2. Lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 là:

  • 200.000 đồng/lần/người.
  • Đối với học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ là 100.000/lần/người.

biểu mẫu & thuật ngữ

PERM (Program Electronic Review Management – Chương trình quản lý đánh giá điện tử) được ban hành vào ngày 28/03/2005, là hệ thống được sử dụng để cấp Chứng nhận lao động (LC) trong việc xin định cư theo diện việc làm.

Mục tiêu của Chứng nhận lao động PERM là để bảo vệ người lao động Mỹ và thị trường việc làm tại Mỹ. Điều này nhằm đảm bảo rằng các công dân nước ngoài sẽ không chiếm các vị trí việc làm và công dân Mỹ có thể đảm nhận được. Chứng nhận lao động PERM được cấp bởi Bộ Lao động Mỹ cho người sử dụng lao động có nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài làm việc tại Mỹ.

Tìm hiểu chi tiết tại website chính phủ Tại đây

I-140 (Immigrant Petition for Alien Workers): đơn xin Nhập cư dành cho người nước ngoài làm việc tại Hoa Kỳ. Đơn này được nộp cho USCIS bởi doanh nghiệp tuyển dụng bạn sang Hoa Kỳ làm việc. Mục đích chính của mẫu đơn này là xin chấp thuận cho công dân nước ngoài đến Hoa Kỳ để làm việc trong một công ty Hoa Kỳ lâu dài.

Tìm hiểu chi tiết tại website chính phủ Tại đây

I-485 (Application to Register Permanent Residence or Adjust Status): đơn xin Đăng ký Thường Trú hoặc Thay đổi Tình trạng. Đơn này yêu cầu mỗi đương đơn khai báo thông tin tiểu sử với Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) để xác nhận xem đương đơn có đủ điều kiện thường trú hay không. Mẫu I-485 thường được nộp bởi người đại diện của đương đơn là luật sư di trú.

Tìm hiểu chi tiết tại website chính phủ Tại đây

DS-260: là đơn xin Thị thực Định cư, là một biểu mẫu trực tuyến dành cho các cá nhân và thành viên gia đình nộp đơn xin thường trú cũng như bất kỳ ai đang cố gắng lấy thẻ xanh theo diện hôn nhân và sống ở bên ngoài Hoa Kỳ.

Tìm hiểu chi tiết tại website chính phủ Tại đây

DOL (Department of Labor): Bộ Lao Động là một bộ cấp nội các của Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ đặc trách về an toàn lao động, chuẩn mực giờ và lương bổng, các phúc lợi bảo đảm thất nghiệp, các dịch vụ tìm việc và các số liệu thống kê kinh tế.

Tìm hiểu chi tiết tại website chính phủ Tại đây

USCIS (United States Citizenship and Immigration Services): Sở Di Trú và Nhập Tịch là một cơ quan phụ trách nhập tịch và di trú của Chính phủ Hoa Kỳ. Sở này là một cơ quan thuộc Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ. Nó thực hiện nhiều chức năng hành chính trước đây được thực hiện bởi cơ quan cũ là Cục Di Trú và Nhập tịch (INS), thuộc Bộ Tư pháp.

Tìm hiểu chi tiết tại website chính phủ Tại đây

NVC (National Visa Center): Trung Tâm Thị Thực Quốc Gia là một cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm xử lý tất cả các đơn xin visa nhập cư; bao gồm các đơn xin nhập cư của người nước ngoài, dựa trên chương trình đầu tư định cư, sự bảo lãnh của thân nhân có thẻ xanh hoặc quốc tịch Mỹ và bảo lãnh thông qua việc làm của người sử dụng lao động được phê duyệt bởi Sở Nhập Tịch và Di Trú Mỹ.

Tìm hiểu chi tiết tại website chính phủ Tại đây

Visa Bulletin hay còn gọi là bản tin chiếu khán di dân. Đây là ấn phẩm hàng tháng do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xuất bản cung cấp danh sách chờ cập nhật (còn được gọi là ngày ưu tiên) cho người nhập cư. Bản tin cung cấp cho người nộp đơn về ngày ưu tiên hiện tại và ngày hành động cuối cùng cho những người nộp đơn.

Tìm hiểu chi tiết tại website chính phủ Tại đây