Canada luôn được mệnh danh là đất nước có nền giáo dục đẳng cấp thế giới. Năm 2018 nền giáo dục ở Canada đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng “2018 Best Countries for Education” được công bố trên trang báo U.S. New & World Report. Nền giáo dục ở Canada có thể so sánh ngang cùng với các cường quốc giáo dục khác như Mỹ, Anh, Đức …

Vậy thì nền giáo dục ở Canada có những đặc điểm gì nổi bật, hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. TỔNG QUAN NỀN GIÁO DỤC Ở CANADA

Hầu hết chúng ta đều biết rằng chất lượng giáo dục ở Canada luôn giữ vị trí top đầu những quốc gia có nền giáo dục tốt nhất trên thế giới. Về mặt cơ bản hệ thống giáo dục ở Canada khá tương đồng với Việt Nam được chia làm các cấp bậc như sau:

  • Mầm non
  • Bậc tiểu học
  • Bậc trung học
  • Bậc Đại học học gồm đại học và cao đẳng
  • Bậc sau đại học.

Tuy nhiên trong từng cấp bậc lại có những sự khác biệt. Đối với bậc tiểu học lẫn trung học tại Canada đều được nhà nước chi trả cho người dân. Bên cạnh đó đối với du học sinh thì chi phí cũng tương đối rẻ hơn so với chi phí của các nước top đầu khác.

Trường mầm non ở Canada

Mầm non luôn là thế hệ được Chính phủ đặc biệt chú trọng trong hệ thống giáo dục ở Canada. HIện nay, giáo dục mầm non là một trong những ngành thiếu hụt nhân lực trầm trọng ở Canada. Cũng giống như các trường mẫu giáo ở Việt Nam, hầu hết các chương trình trong ngành giáo dục mầm non ở Canada chỉ nhằm mục đích phát triển thế giới quan của trẻ bằng các bài học năng khiếu và các trò chơi vui nhộn kích thích trí tò mò và khả năng ngôn ngữ.

Nhắc tới ngành giáo dục mầm non ở Canada phần lớn mọi người đều cho rằng đây là công việc chỉ bao gồm là giáo viên dạy trẻ em dưới 6 tuổi.

Tuy nhiên, nếu học và phát triển thêm về chương trình Early Childhood tại Canada. Bạn sẽ có nhiều mảng nghề nghiệp để quan tâm như:

  • Giáo viên dạy trẻ
  • Chuyên viên phát triển cộng đồng các dự án cho trẻ em
  • Nhà nghiên cứu tâm lý học của trẻ em
  • Chuyên gia giáo dục trẻ em,…

Tùy theo cấp bậc và ngành của trường tương ứng để tạo nền tảng cho sự nghiệp sau này. Đôi khi chương trình học bao gồm giáo dục tiểu học hoặc giáo dục đại học.

Vì vậy, ngành giáo dục mầm non ở Canada là công việc chăm sóc và giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi, đây là một công việc có mức lương và yêu cầu khá cao ở nước ngoài. Chính trong thời gian này, trẻ phát hiện ra năng khiếu và sở thích của mình và sự phát triển sớm của trẻ là rất quan trọng.

Bậc giáo dục tiểu học ở Canada

Giáo dục ở Canada bậc tiểu học rất được chú trọng bởi nó quyết định đến sự phát triển của trẻ nhỏ trong tương lai. Hệ thống giáo dục tiểu học ở Canada được chia thành hai nhóm là công lập và tư thục, phục vụ cho nhu cầu học tập của các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 6. Tùy từng tỉnh bang sẽ có quy định về độ tuổi thích hợp để bắt đầu tham gia chương trình học tiểu học từ 6 hay 7 tuổi.

Students knowing the right answer

Hệ thống trường tiểu học công lập

Là những trường được tài trợ từ ngân sách nhà nước và chịu sự quản lý của chính quyền tỉnh bang. Du học sinh quốc tế có thể lựa chọn chương trình homestay trong thời gian học tập tại Canada với mức chi phí 21,000 – 26,000 CAD. Tuy nhiên một số trường tiểu học công lập ở Canada không nhận du học sinh quốc tế. Thay vào đó bố mẹ có thể lựa chọn các trường tư thục cho con theo học.

Hệ thống trường tiểu học tư thục

Trường tư thục thường có mức học phí cao hơn so với trường công lập. Tương ứng, điều kiện học tập cũng tốt hơn và hiện đại hơn. Đặc biệt trường tư thục còn có hệ thống ký túc xá, trường học riêng biệt dành cho nam và nữ hoặc phân theo tôn giáo,…

Trường cấp một hoặc tiểu học công lập đều miễn học phí cho người dân Canada. Vì thế nếu bạn định gửi con đến Canada học thì hãy kiểm tra xem trường có thu phí với học sinh quốc tế hay không. Đôi khi, các trường tính phí nhỏ để con bạn tham gia các hoạt động bổ sung, chẳng hạn như các đội thể thao hoặc đi chơi ở trường. Hầu hết trẻ em mang bữa trưa của mình khi đến trường, tuy nhiên, một số trường cung cấp các quán ăn tự phục vụ hoặc các chương trình ăn trưa, nơi con bạn có thể mua đồ ăn.

Bậc giáo dục trung học ở Canada

Bậc giáo dục trung học ở Canada thì không chia ra làm Trung Học Cơ Sở và Trung Học Phổ Thông như ở Việt Nam. Hai bậc này được gộp vào làm một và kéo dài từ lớp 7 cho đến hết lớp 12. Riêng tỉnh Quebec, chương trình trung học bắt đầu từ lớp 7 đến lớp 11. Ngoài ra, trong thời gian học lớp 12 các giáo viên và nhà trường sẽ có những chương trình tư vấn hướng nghiệp giúp các em có thể lựa chọn được con đường nghề nghiệp tiếp theo mà mình mong muốn.

Tương tự với hệ thống bậc tiểu học, các trường trung học tại Canada cũng chia làm hai loại là công lập và tư thục. Du học sinh có thể lựa chọn theo học chương trình nâng cao (AP) hoặc chương trình tú tài quốc tế (IB). Trong đó:

  • Chương trình AP cung cấp các khóa học và kỳ thi trình độ đại học ở từng môn học cụ thể.
  • Chương trình IB là chương trình đào tạo dành cho những học sinh muốn theo học các nhóm môn học như: ngôn ngữ và văn học, ngôn ngữ thứ hai, cá nhân và xã hội, khoa học, toán học và nghệ thuật.

Trường trung học đều miễn tiền học phí cho người dân Canada. Còn đối với du học sinh quốc tế, mức học phí có thể dao động từ khoảng 8,000 – 14,000 CAD/ năm.

Trung học tư thục (Private Secondary School)

Các trường trung học tư thục có mặt ở khắp các tỉnh bang. Nhiều nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh nổi tiếng của Canada đã tốt nghiệp từ các trường tư thục này. Tất cả các trường tư thục đều phải đăng ký với Bộ Giáo Dục tỉnh bang hay lãnh thổ của họ và phải đáp ứng các tiêu chuẩn về giáo trình và các tiêu chuẩn khác do các bộ liên quan quy định. Phụ huynh học sinh có thể chọn trường dành riêng cho nam, dành riêng cho nữ hoặc cả nam và nữ cho con em mình. Nhiều trường tư thục có chương trình nội trú (boarding) toàn diện, bảo đảm cho phụ huynh yên tâm trong thời gian con em mình du học. Nhiều trường khác chỉ có chương trình ban ngày và một số trường có cả hai loại chương trình này.

Trung học công lập (Public Secondary School)

Nhiều trường công lập Canada hiện nay đã thu nhận học sinh quốc tế và khuynh hướng này ngày càng phát triển. Trường công lập được quản lý ở cấp địa phương do các Hội Đồng Giáo Dục (School Board) được bầu ra. Các chính sách về việc nhận học sinh quốc tế và thu học phí khác nhau tùy theo tỉnh. Một số trường trung học cũng có chương trình chứng chỉ quốc tế (International Baccalaureate – IB). IB được công nhận ở khắp Bắc Mỹ, tương đương với năm thứ nhất đại học. Học sinh đạt điểm cao trong các môn học IB thường sẽ được các đại học công nhận khi chuyển lên đại học.

Hệ thống giáo dục Canada sau trung học

Hệ thống giáo dục sau trung học ở Canada gồm có các chương trình học như: Đào tạo kỹ thuật và nghề, cao đẳng, giáo dục đại học và sau đại học. Học sinh tốt nghiệp trung học, sinh viên hoặc người đi làm muốn nâng cao trình độ chuyên môn có thể lựa chọn những chương trình học này.

Chương trình sau Đại học có thời gian đào tạo từ 3 đến 4 năm, cung cấp đầy đủ các ngành học từ kinh tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật đến y tế chăm sóc sức khỏe,…

Mức học phí

– Học phí bậc Cử nhân ở Canada dao động từ 1,800 CAD – 20,000 CAD/ năm.

– Tương tự, chi phí ăn ở, thực phẩm và giao thông địa phương khác nhau giữa các thành phố. Chi phí sinh hoạt trong một năm trung bình khoảng 12,000 CAD.

Yêu cầu đầu vào

+ Tốt nghiệp trung học hoặc cao đẳng

+ IELTS 5.5 – 6.0

Cao đẳng

Có 175 cơ sở giáo dục sau trung học là thành viên của Hiệp Hội Các Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Canada (ACCC). Các trường cao đẳng này được biết đến qua một loạt danh hiệu như: cao đẳng cộng đồng, học viện kỹ thuật, cao đẳng đại học và Cé gep. Tất cả các cơ sở giáo dục này là đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh doanh, công nghiệp, dịch vụ công cộng và đáp ứng nhu cầu học tập của các học sinh tốt nghiệp phổ thông có định hướng nghề nghiệp, các sinh viên tốt nghiệp đại học đang tìm kiếm việc làm cũng như yêu cầu học tập thường xuyên của người lớn tuổi.

Trong thực tế có rất nhiều sinh viên đã tốt nghiệp đại học theo học cao đẳng để hoàn thành kỹ năng chuyên môn của mình. Nhìn chung, các trường cao đẳng có giáo trình giảng dạy chuyên sâu về nghề nghiệp nhiều hơn là các trường đại học, với các lớp học sĩ số nhỏ, có các khóa học thực tập bên ngoài trường, không gian lớp học và phòng lab thông thoáng, cách giảng dạy tác động qua lại và luôn có nhiều cấp độ nhập học khác nhau từ các ngành kỹ thuật cho đến các ngành nghệ thuật sáng tạo.

Các trường cao đẳng là các trung tâm đào tạo xuất sắc về nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, quặng mỏ, môi trường, khách sạn và du lịch. Các chương trình học toàn thời gian và bán thời gian khác, bao gồm: y tế, kinh doanh, nâng cao trình độ văn hóa, nghệ thuật ứng dụng, dịch vụ xã hội, …Trường cao đẳng là cơ sở giáo dục năng động, thường xuyên thay đổi để đáp ứng nhu cầu kinh tế và xã hội của cộng đồng.

Cao đẳng Đại học (University College)

Trường cao đẳng đại học như tên gọi của nó là sự kết hợp giữa trường cao đẳng và đại học Canada. Học sinh theo học có thể chọn một trong hai hướng: theo một chương trình văn hóa trong hai năm sau đó chuyển tiếp lên đại học, hoặc học 2-3 năm rồi tốt nghiệp với một bằng cấp chuyên môn. Các trường cao đẳng đại học thường thiết lập với một số trường đại học trong vùng để kết hợp chương trình chuyển tiếp của mình. Tại đây sinh viên sẽ học tiếp nối 2 năm cuối của chương trình đại học 4 năm.

Cao đẳng cộng đồng (Community College)

Cao đẳng cộng đồng là loại trường phổ biến ở Canada có các chương trình đào tạo nghề chuyên môn từ 1 đến 3 năm (bao gồm cả thời gian thực tập). Một vài trường cao đẳng cộng đồng dạy nghề còn có chương trình chuyển tiếp đại học, cho phép học sinh theo học các khóa học tương đương với hai năm đầu của chương trình đại học 4 năm. Sau đó, học sinh tiếp tục học 2 năm cuối tại trường đại học để hoàn tất chương trình đại học.

Các chương trình chuyển tiếp Đại học (University Transfer Program)

Học sinh muốn lấy bằng đại học có thể hoàn thành hai năm học đầu tiên tại trường cao đẳng cộng đồng hoặc trường cao đẳng đại học và nhận các tín chỉ (credit). Hầu hết các tín chỉ này đều có thể chuyển tiếp lên các trường đại học như năm thứ nhất và thứ hai của đại học. . Tuy nhiên học sinh phải kiểm tra kỹ khi chọn các khóa học cho phù hợp với ngành dự định theo học ở đại học. Mặt khác hoàn thành chương trình chuyển tiếp đại học không có nghĩa là tự động được nhận vào học chương trình đại học, học sinh cũng cần phải đáp ứng các điều kiện nhập học của đại học liên quan.

Riêng ở tỉnh bang Quebec, học sinh quốc tế có thể theo học một trường cao đẳng gọi là Cé gep. Đối với học sinh đã tốt nghiệp bậc trung học, Cé gep có các chương trình chuyển tiếp hai năm lên đại học hoặc các chương trình chuyển tiếp kỹ thuật ba năm để đi làm.

Trường Cao đẳng nghề (Technical Institute/Career College)

Là cơ sở giáo dục tư nhân có các giáo trình cung cấp cho học sinh những kỹ năng thực tiễn cho thị trường việc làm sau một thời gian đào tạo ngắn. Các học sinh muốn tìm các chương trình đào tạo ngắn hạn trong các nghề như điện ảnh, tin học, internet, thiết kế đồ họa, du lịch, khách sạn,… có thể xin theo học các trường cao đẳng dạy nghề. Mặc dù do tư nhân làm chủ, các trường này do tỉnh quy định và công nhận để đảm bảo các tiêu chuẩn về chương trình học và chất lượng luôn được duy trì.

Đại học

Canada là một trong những điểm đến hàng đầu thế giới về giáo dục Đại học. Bằng cấp của một trường đại học Canada mở ra cánh cửa và giải phóng những khả năng vô tận. Canada là nơi có 11 trong số 250 trường đại học hàng đầu trên thế giới.

Canada có hơn 100 trường Đại học công và tư cung cấp hơn 15,000 chương trình ở tất cả các cấp và bao gồm tất cả các lĩnh vực nghiên cứu:

  • Các chương trình Cử nhân và sau Đại học
  • Chỉ định chuyên nghiệp
  • Các khóa học chứng chỉ và chứng nhận
  • Các chương trình đào tạo tập trung nghề nghiệp ngắn hạn
  • Chương trình thực tập hưởng lương CO-OP

Đa phần các trường đại học ở Canada đều có trường công lập. Được nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, dụng cụ học tập tương đối đồng đều trên toàn lãnh thổ, nên có thể đảm bảo rằng chất lượng học tập tại Canada sẽ đồng đều nhau ở tất cả các vùng miền. Các trường đại học Canada được nhà nước tài trợ trên quy mô lớn và đều có chất lượng cao, không phân biệt địa điểm hay ngành học, số lượng sinh viên học toàn thời gian tại mỗi trường từ 1,000 cho đến trên 35,000. Các trường này có nhiều loại hình đào tạo và cấp đủ loại văn bằng từ cử nhân, kỹ sư cho đến tiến sĩ, kể cả chứng chỉ và bằng cấp chuyên môn. Học phí tùy thuộc vào mỗi tỉnh, mỗi trường và mỗi chương trình học. Năm học ở đại học thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 5. Một số trường theo hệ thống 2 hoặc 3 học kỳ kể cả mùa hè. Ở Canada không có thi tuyển sinh đại học chung mà chỉ xét tuyển. Mỗi trường đề ra tiêu chuẩn nhập học riêng và xét hồ sơ theo từng trường hợp cụ thể.

Trường Ngoại ngữ (Language School)

Canada có hai ngôn ngữ chính thức, có nghĩa là học sinh quốc tế có thể đến Canada để học tập bằng tiếng Anh (ESL) hoặc bằng tiếng Pháp như là sinh ngữ hai (FSL). Nhiều người chọn học bằng tiếng Anh ở Canada do có nhiều trường dạy tiếng Anh xuất sắc và do giọng Canada trung hòa dễ nghe. Nhiều năm qua, Canada đã phát triển chuyên môn rất cao trong giảng dạy tiếng Anh do có nhiều dân nhập cư muốn nâng cao kỹ năng tiếng Anh của họ.

Học sinh quốc tế có thể theo học tiếng Anh phổ thông, thương mại hoặc cho mục đích riêng. Ngoài ra học sinh cũng có thể được đào tạo để giảng dạy môn tiếng Anh. Nói chung các trường tư thục dạy tiếng Anh đều linh động về học kỳ, chương trình và lịch nhập học theo yêu cầu hơn các trung tâm sinh ngữ của đại học và cao đẳng. Hầu hết các trường dạy tiếng Pháp đều ở tỉnh bang Quebec. Tương tự như các chương trình dạy tiếng Anh, học sinh có thể theo học chương trình tiếng Pháp vào bất cứ lúc nào. Riêng các du học sinh ghi danh chương trình tiếng Pháp hoặc tiếng Anh trong thời gian 6 tháng trở lại có thể học ở Canada bằng visa du lịch.

Học bổng và trợ cấp tài chính (Scholarship, Award, Grant)

Canada cũng có chính sách tặng học bổng, giải thưởng hay cho sinh viên vay tiền để học, nhưng chủ yếu dành cho sinh viên Canada hay thường trú nhân (permanent resident). Các khoản hỗ trợ này hiếm khi đủ để trang trải toàn bộ chi phí học tập và sinh viên thường vẫn phải đi làm thêm để bù đắp chi phí sinh hoạt. Học bổng dành cho học sinh quốc tế cũng có tại một số trường Canada, phần lớn là các trường đại học dành cho những học sinh có học lực xuất sắc. Nhiều tổ chức của Canada cũng trao tặng học bổng cho du học sinh, nghiên cứu sinh quốc tế nhưng những học bổng này thường dành cho các sinh viên sau đại học và các vị giáo sư đang học tập hoặc nghiên cứu đề tài đặc biệt.

Trong vài năm gần đây, một số trường đại học Canada cũng có học bổng dành cho sinh viên Việt Nam theo học trong năm đầu tiên (entrance scholarship). Học bổng Canada cũng được cấp thông qua một số hiệp định song phương giữa Canada, tỉnh bang Quebec, tổ chức Pháp ngữ và chính phủ Việt Nam. Du học sinh có thể tìm hiểu bằng cách liên hệ với Bộ Giáo Dục Đào Tạo, Đại Sứ Quán, Lãnh Sự Quán Canada tại Việt Nam.

Group of diverse grads throwing caps up in the sky

Sau đại học

Dành cho những người đã tốt nghiệp đại học và muốn nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề với các khóa đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ kéo dài từ 1 – 3 năm.

Với danh tiếng toàn cầu về giáo dục và nghiên cứu xuất sắc, giáo dục ở Canada là lựa chọn lý tưởng cho bằng thạc sĩ, tiến sĩ hoặc nghiên cứu tiến sĩ của bạn.

  • Chương trình bậc Thạc Sĩ: 1-2 năm sau khi hoàn thành chương trình Đại học
  • Chương trình Tiến Sĩ: 3-5 năm

Mức học phí ở Canada:

  • Bậc Thạc Sĩ: 2,500 – 18,000 CAD/năm
  • Bậc Tiến Sĩ: 2,500 – 17,000 CAD/năm

Chi phí ăn ở, thực phẩm và giao thông địa phương khác nhau giữa các thành phố. Chi phí sinh hoạt trong 1 năm trung bình khoảng 12,000 CAD.

Yêu cầu đầu vào:

Bậc Thạc Sĩ

  • Tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng
  • IELTS 5.5 – 6.0

Bậc Tiến Sĩ

  • Tốt nghiệp Đại học và có 2 năm kinh nghiệm làm việc
  • IELTS 6.0 – 6.5

Quy định về thời gian học

Ở Canada, mỗi tỉnh bang và mỗi vùng lãnh thổ sẽ quyết định khi nào thì năm học bắt đầu và kết thúc. Thông thường lịch học ở Canada sẽ bắt đầu từ tháng 9 và sẽ kết thúc vào tháng 6. Giờ học thường kéo dài từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều, hoặc 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều, từ thứ Hai đến thứ Sáu.

Tại Canada có 3 kỳ học chính: kỳ nhập học mùa thu bắt đầu từ tháng 9; kỳ nhập học mùa đông bắt đầu từ tháng 1; kỳ nhập học mùa hè sẽ bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 8.

Hiện nay, rất nhiều trường công lập tại Canada chấp nhận học sinh quốc tế tham gia vào các chương trình của họ. Học sinh quốc tế có thể chọn học bằng tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc cả hai ngôn ngữ ở hầu hết các nơi tại Canada. Tuy nhiên, ở Quebec các trường tiểu học sẽ chỉ giảng dạy bằng Tiếng Pháp. Vì thế, phụ huynh sẽ cần phải nộp đơn xin cho con học Tiếng Anh.

2. TRIẾT LÝ NỀN GIÁO DỤC Ở CANADA

Trường học là nơi mang lại niềm vui cho học sinh

Đây chính là điều mà khiến cho hệ thống giáo dục ở Canada trở nên khác biệt so với với các nước tiên tiến khác. Để trở thành nơi thu hút du học sinh ở khắp nơi trên thế giới. Triết lý giáo dục Canada đó là: “Trường học phải là nơi đem lại niềm vui cho học sinh”.

Không có sự gò bó cưỡng ép học sinh theo những khuôn mẫu và cũng không tạo ra các áp lực cho các em. Trường học tại Canada luôn tạo ra một môi trường thú vị, vừa là nơi để học tập vừa là nơi giúp các bạn học sinh, sinh viên ươm mầm cho những giấc mơ, những niềm đam mê. Đội ngũ các giảng viên thầy cô giáo có kinh nghiệm nắm bắt tâm lý của học sinh cũng như sẽ định hướng và tư vấn cho các em chương trình học giúp các học sinh phát huy tối đa khả năng của mình.

Do môi trường học cởi mở không gò bó ép buộc và khuyến khích các em được phát huy khả năng của mình dần dần sẽ khiến cho học sinh trở nên thích thú đến trường hơn để tạo ra những thứ mà chúng thích.

Môi trường học tập không bị áp đặt điểm số

Thay vì áp đặt phải đạt điểm cao mới là giỏi thì ở các trường học Canada luôn đánh giá cao về khả năng tư duy phát triển và khám phá sáng tạo ra những điều mới mẻ.

Do đó, tiêu chuẩn học bổng không chỉ dành cho những học sinh, sinh viên có thành tích học tập xuất sắc mà còn thêm các yếu tố về hoạt động xã hội, đóng góp cho cộng đồng, công trình nghiên cứu,…

Không có sách giáo khoa hay chương trình học cụ thể

Nền giáo dục ở Canada không có hệ thống sách giáo khoa hay chương trình học cụ thể.

Học sinh, sinh viên không bắt buộc phải theo học một giáo trình nào cả mà được hướng dẫn theo chương trình học do giáo viên, giảng viên tự chuẩn bị.

Tuy nhiên, những giáo án mà giáo viên, giảng viên soạn thảo vẫn bám sát nội dung cần giảng dạy do nhà trường và chính quyền tỉnh bang đề ra.

Kết hợp song song lý thuyết và thực hành

Song song với bài giảng lý thuyết trên lớp, học sinh, sinh viên được tham gia các hoạt động ngoại khóa và các chương trình thực tập có hưởng lương do nhà trường liên kết với công ty, doanh nghiệp tại Canada tổ chức.

Những chương trình này nhằm nâng cao các kỹ năng sinh tồn và kinh nghiệm làm việc thực tế cho học sinh, sinh viên.

Hỗ trợ phát triển kỹ năng miễn phí

Ngoài những kiến thức trên lớp và kinh nghiệm làm việc thực tế, học sinh, sinh viên còn được hỗ trợ phát triển kỹ năng miễn phí: được bổ trợ các kĩ năng như viết, thuyết trình, dạy học, xin việc, ghi chép, làm bài kiểm tra, điều chỉnh cảm xúc bản thân, kĩ năng giao tiếp,…

Các trung tâm giáo dục ở Canada còn hỗ trợ sinh viên kết nối với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm sau khi ra trường.

Khuyến khích học sinh tự làm

Hệ thống giáo dục ở Canada theo xu hướng khuyến khích tự làm tự nghiên cứu.

Trên lớp thầy cô giáo chỉ có nhiệm vụ hỗ trợ giảng dạy những nội dung cơ bản và tạo môi trường học tập tự do cho học sinh, sinh viên thoải mái trao đổi, nghiên cứu.

Điều này thể hiện rõ rệt nhất ở các trường học mẫu giáo hoặc tiểu học ở Canada, học sinh sẽ được rèn luyện tính tự lập từ những việc nhỏ nhất như tự ăn cơm, tự dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong,…

Hướng nghiệp cho học sinh

Học sinh cấp Trung học (từ lớp 9-12) được giáo viên tư vấn thiên hướng nghề nghiệp thông qua kết quả các môn học.

Giáo viên gợi ý một số môn học tự chọn theo thiên hướng của học sinh để học trải nghiệm, nếu học tốt thì sẽ tiếp tục học các môn học đó (Đồ họa, Marketing, Sale, Kế toán, Âm Nhạc, Nghệ Thuật…).

Nếu học sinh thấy không phù hợp thì sẽ đổi các môn học tự chọn khác vào kỳ học tới.

Hỗ trợ học phí cho học sinh

Tất cả học sinh Canada trong độ tuổi từ 6 đến 18 tuổi đều được miễn toàn bộ học phí và hơn 90% trong số này đều đăng ký học tại các trường công. Chính quyền tỉnh bang phân bổ kinh phí trực tiếp cho các trường học. Ngân sách cho từng trường đều được tính toán lại sau mỗi năm học dựa trên số lượng học sinh thường xuyên đăng ký, nhu cầu của người học và vị thế của trường. Bên cạnh các trường công, chỉ có khoảng 10% học sinh Canada chọn học các trường tư hoặc trường được ủy quyền (trường thuộc hệ thống công lập nhưng được tự chủ về điều hành và tài chính, tuy nhiên phải tuân thủ trách nhiệm giải trình trước chính quyền tỉnh bang về hiệu quả giáo dục).

Ngoài ra, kinh phí phân bổ cho từng trường cũng dựa trên mô hình hoạt động của các trường đó. Các trường được ủy quyền phải đáp ứng tiêu chuẩn giáo dục của tỉnh bang tương tự như hệ thống trường công lập, trong khi các trường tư thục thường yêu cầu thấp hơn.

3. PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC CỦA NỀN GIÁO DỤC Ở CANADA

Các bài giảng ngoài được giảng dạy sẽ được kết hợp với hoạt động khác như hướng dẫn học hoặc thực hành ở phòng thí nghiệm giúp học sinh, sinh viên thảo luận nghiên cứu sâu hơn về vấn đề. Số lượng học sinh, sinh viên tham gia các buổi hướng dẫn sẽ dao động từ 20 đến 30 người.

Các khóa học tại trường đại học sẽ được kết hợp giữa các bài giảng trên lớp và các buổi hướng dẫn thực tiễn. Các bài giảng thường do các giáo sư đảm nhiệm thuyết giảng và thường có từ 30 đến 200 sinh viên tham dự.

Tại các trường đại học ở Canada ngoài chuyên về nghiên cứu và giảng dạy chất lượng cao, cũng luôn đặt ra mục tiêu luôn cải thiện chất lượng học tập, tạo cơ hội việc làm cũng như đời sống cho sinh viên.

Hiện tại, L’Eagle Blue đang tư vấn và thực hiện hồ sơ định cư với nhiều chương trình tay nghề & đầu tư tại Canada. Chúng tôi luôn sẵn lòng tư vấn miễn phí theo thông tin liên hệ bên dưới:

CÔNG TY TNHH L’EAGLE BLUE

– Hotline: 08 1911 1800

– Email: info@leagleblue.com

– Địa chỉ: 118-120 Đường B2, Khu Đô Thị Sala, An Lợi Đông, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Leave a Reply

Your email address will not be published.

You may use these <abbr title="HyperText Markup Language">HTML</abbr> tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

*